Cho con ngủ cùng với ba mẹ là cách giúp be ngủ ngon hơn. Tuy nhiên, thay vì cho bé nằm chung, mẹ nên để nôi bé sát giường chủ mình
1/ Hạn chế nhìn vào mắt bé
Chơi đùa cùng con trước khi đi ngủ là điều bất kỳ ông bố bà mẹ nào cũng háo hức. Tuy nhiên những chuyển động mắt của bạn là điều làm bé hứng thú và muốn bắt chước theo. Do đó, nếu bạn cục cưng nhanh chóng đi ngủ, mẹ không nên nhìn vào mắt của bé. Thay vào đó, bạn nên nhìn sang chỗ khác, hay lờ đi khi đặt bé vào nôi hay giường cũng như khi dỗ bé ngủ tiếp.
2/ Tắm cho bé
Nước ấm kết hợp cùng những động tác vuốt ve yêu thương trong một chiếc khăn mềm sẽ làm cho bé cảm thấy được thư giãn, dễ chịu. Tránh những đồ chơi có tiếng động ồn và mọi âm thanh, giọng nói lúc này nên nhỏ nhẹ để khoảng thời gian được tắm mát của bé thêm êm ái, nhẹ nhàng.
3/ Cho bé ngủ chung
Theo nghiên cứu của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, trẻ em được ngủ cùng cha mẹ, khi lớn lên sẽ có lòng tự trọng cao cũng như ít sợ hãi hơn. Bạn có thể đặt nôi của bé ngay bên cạnh giường, không nên cho bé ngủ chung giường với ba mẹ.
4/ Tập cho bé uống sữa trước khi đi ngủ, chăm sóc bé
Nếu bé cưng thường thức giấc vào ban đêm để đòi bú, bạn nên tập cho bé bú thêm một cử nữa trước khi đi ngủ. Với cái bụng nhỏ no tròn sẽ giúp bé có được một giấc ngủ trọn vẹn.
Giấc ngủ của bé theo từng độ tuổi
Giấc ngủ rất quan trọng đối với tất cả trẻ em và người lớn. Đó là khoảng thời gian để cả cơ thể và bộ não được nghỉ ngơi để chuẩn bị cho chuỗi hoạt động sôi nổi vào ngày hôm sau. Nếu không được nghỉ ngơi đủ, cơ thể bé sẽ rất mệt mỏi và đầu óc thiếu minh mẫn
5/ Dọn “chuồng” cho bé ngủ
Chỗ ngủ của bé cần thoáng mát và nhất là không nên để các đồ chơi, chăn đắp, gối chặn, gấu bông… xung quanh vì vô tình trong lúc ngủ, tay chân bé quơ trúng những vật này và sẽ có thể làm bé ngộp thở, cực kỳ nguy hiểm. Nếu sợ bé không đủ ấm khi ngủ, mẹ có thể thử một cái túi ngủ dành cho bé, thay vì một tấm mền lỏng lẻo.
6/ Diệu pháp hương thơm
Một hai giọt tinh dầu thơm có thể giúp con thư giãn và dễ đi vào giấc ngủ hơn. Tuy nhiên, với những bé dưới 6 tháng tuổi, mẹ không nên sử dụng phương pháp này. Vì lúc này da và thính giác của bé rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương.
7/ Xử lý “anh” trào ngược dạ dày thực quản
Đây là một trong những nguyên nhân thường bị lãng quên khi điểm danh những yếu tố làm cho bé khó ngủ. Các triệu chứng thường thấy là bé phun thức ăn ra, ói, bụng khó chịu, thở khò khè, khó thở hay ăn uống khó khăn. Nếu bé của bạn có những biểu hiện này, bạn cần cho bé đi khám ngay nhé.
8/ Vỗ về
Khi cho bé vào cũi ngủ, mẹ nên đặt bé xuống thật nhẹ nhàng, sau đó đặt tay bạn lên bụng bé, vỗ nhẹ vào cánh tay hay vuốt ve đầu bé để bé duy trì cảm giác được vỗ về và dễ chịu. Điều này sẽ giúp bé sẽ cảm thấy an tâm hơn.
9/ Giờ “vàng” cho bé
Thiết lập một thời khóa biểu với giờ giấc ngủ nghỉ hợp lý cho bé là điều rất quan trọng. Theo các chuyên gia, từ 6h30 đến 7h tối là thời điểm tuyệt vời để cho các bé dưới 1 tuổi đi ngủ. Đi ngủ sớm không có nghĩa là bé sẽ thức dậy sớm mà ngược lại, khi bé có giấc ngủ tối ngon, bé sẽ thường thức dậy muộn.
10/ Cho bé mặc đồ ngủ
Không còn gì đáng yêu hơn khi nhìn ngắm bé xúng xính trong bộ đồ ngủ xinh xắn, vừa vặn. Tuy nhiên, chất liệu vải sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến giấc ngủ của bé. Quần áo của bé nên được làm từ sợi thiên nhiên như cotton, bông để tránh kích ứng da cũng như làm cho bé khó chịu, ngứa ngáy.
Chọn quần áo bằng chất liệu cotton sẽ giúp bé thoải mái và dễ chịu hơn
11/ Nhiệt độ phòng thích hợp
Theo khuyến cáo của Viện Hàn Lâm Nhi Khoa Hoa Kỳ, nhiệt độ phòng từ 18 đến 21 độ C sẽ giúp hạn chế hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh.
12/ Tắt đèn
Việc tắt đèn giúp bé nhận biết được khi phòng tối là lúc mình phải đi ngủ. Không cần dùng đèn ngủ, bạn chỉ cần kéo rèm để hạn chế ánh nắng chiếu vào nhằm mô phỏng giống buổi tối cho các thời điểm trong ngày. Đến giờ bé cần thức dậy, bạn sẽ mở rèm cửa và bật đèn để bé cảm nhận sự khác biệt.
13/ Mát-xa
Từ sơ sinh cho đến bé tập đi đều sẽ dễ ngủ hơn nếu được mát xa 15 phút trước khi ngủ. Thoa đều một lớp dầu mát-xa dành cho bé rồi kết hợp với những động tác mát-xa nhẹ nhàng, vừa phải là món quà tuyệt vời bạn dành cho bé trước khi ngủ.
14/ Cho bé ngủ trưa
Nhiều người vẫn hi vọng rằng bỏ qua giấc ngủ trưa sẽ giúp bé “thèm” ngủ và ngủ ngon hơn vào buổi tối. Thực tế, giấc ngủ trưa không chỉ giúp bé khỏe hơn mà còn góp phần quan trọng vào sự phát triển tâm lý và thể chất của bé.
15/ Mặc bỉm loại ban đêm cho bé
Cảm giác ẩm ướt khi mặc bỉm sẽ ít nhiều làm bé khó chịu. Nếu bé “ị” lúc đang ngủ ngon, bạn cũng nên thay bỉm ngay lập tức cũng như hạn chế hăm tã cho bé, tuy nhiên, bạn nên làm trong im lặng, không nên đánh thức bé dậy. Hiện nay đã có loại bỉm siêu thấm hút dùng qua đêm được bổ sung thêm một lớp kem nhằm bảo vệ da bé, mẹ có thể thử loại bỉm này để bé thoải mái hơn, ngon giấc hơn.
Để tránh cho bé phải tỉnh giấc vì cảm giác khó chịu, mẹ nên chọn loại tã ban đêm cho con
16/ Ngậm núm vú giả
Nghiên cứu cho thấy việc cho bé ngậm núm vú giả lúc ngủ sẽ giúp bé dễ ngủ hơn và hạn chế hội chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Khi nhận thấy bé có vẻ ngủ say, mẹ có thể từ từ rút núm vú ra để bé khỏi bị giật mình thức giấc khi núm vú bị rơi ra. Chọn loại núm vú thật mềm để đảm bảo an toàn khi miệng bé có những hành động “thô bạo” với nó.
17/ Cẩn thận và cẩn thận
Để con có thể ngủ ngon giấc, các ông bố bà mẹ có thể ngồi ru con cả đêm, hay cho bé lên xe rồi lái chậm chậm quanh các khu nhà, thậm chí ôm con ngồi trên máy sấy quần áo… Không ai có quyền can thiệp cũng như đánh giá sự hy sinh bạn dành cho con. Tuy nhiên, dù bất cứ cách nào, bạn phải luôn đảm bảo sự an toàn cho bé.
18/ Lên thời khóa biểu cho bé
Việc lên một thời khóa biểu ăn ngủ phù hợp cho một ngày rồi kiên định tập cho bé đi theo thời khóa biểu đó là chià khóa thành công của mẹ.
19/ Quấn khăn/chăn cho bé
Quấn khăn cho bé là một trong những kỹ năng quan trọng các ông bố bà mẹ cần trang bị khi đón bé chào đời. Trẻ sơ sinh đã quen với cảm giác ấm áp, gói chặt trong bụng mẹ, do đó, để bé ngủ ngon hơn và ít giật mình hơn, mẹ nên quấn bé trong một cái khăn mềm để tạo cho bé cảm giác giống như trong bụng mẹ.
20/ Kể chuyện cho bé nghe
Bất cứ thể loại hay nội dung nào cũng được, chỉ cần bạn kể nó với giọng điệu “ngọt hơn kẹo, mềm hơn bông” là đủ để làm bé thấy thoải mái rồi. Đây cũng là một thói quen tốt nên được duy trì trong suốt thời thơ ấu của bé.
21/ Xác định khi nào bé buồn ngủ
Thay vì phải chờ cho đến khi bé trở nên khó chịu, cáu kỉnh vì quá buồn ngủ,mẹ nên quan sát và xác định xem những biểu hiện nào ở bé cho thấy bé chuẩn bị sẵn sàng để chuẩn bị đi ngủ.
22/ Giọng nói
Khi bé vừa chào đời, giọng nói của bạn đã trở nên thân quen với bé rồi. Bạn nên khai thác lợi thế này để “dụ” bé ngủ bằng cách nói chuyện nhẹ nhàng, ngọt ngào với bé. Bé sẽ an tâm, ngủ ngon hơn khi biết mẹ đang ở bên cạnh mình.
Giấc ngủ của trẻ sơ sinh: Hội chứng ngưng thở khi ngủ
Hình ảnh một đứa bé đang ngủ có thể khiến ta thấy thật ấm áp và bình yên. Tuy nhiên, trong thực tế giấc ngủ của bé không phải lúc nào cũng bình yên như thế.
23/ Khái niệm “tiếng ồn vô hại”
Im lặng hoàn toàn không phải là lựa chọn khôn ngoạn để chúc bé ngủ ngon. Ngay khi còn ở trong tử cung của mẹ, bé đã được làm quen với một số âm thanh liên tục như nhịp tim đập, tiếng động phát tra từ dạ dày…Do đó, khi ở trong môi trường quá yên lặng sẽ làm cho bé ngạc nhiên rồi lo lắng. Một số tiếng động nhẹ nhàng như tiếng quạt máy, tiếng máy móc hoạt động… sẽ làm cho bé dễ ngủ hơn.
24/ Âu yếm bé
Trước khi đi ngủ, nếu bé được ôm hôn thắm thiết và quây quần bên ba mẹ, bé sẽ cảm thấy mình được yêu thương và bảo bọc an toàn, nhờ đó giấc ngủ của bé sẽ sâu hơn và dài hơn.
25/ Hát ru
Tương tự như việc kể chuyện cho bé nghe, việc bạn sẽ hát bài gì, thể loại gì thực sự không phải là điều đáng bận tâm. Đơn giản, ca hát là một cách tuyệt vời có thể giúp bé thư thái hơn trước khi đi ngủ cũng như la cơ hội giúp bạn thể hiện khả năng ca hát của mình với bé… Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh được rằng ca hát sẽ giúp làm giảm mức độ căng thẳng cho cả người nghe và người hát.
26/ Cả nhà “im lặng”
Khi bé đang ngủ, chúng ta nên tạm ngưng các cuộc đối thoại hoặc mẹ nên giảm âm lương xuống mức thấp nhất có thể để cùng bé tận hưởng thời khắc yên tĩnh tuyệt vời này.