Vì sao? Bé biếng ăn, các mẹ phải làm gì?

Cập nhật:
Lượt xem: 1166
Biếng ăn là tình trạng rất hay gặp ở trẻ em, ở tất cả các lứa tuổi. Biếng ăn có nhiều biểu hiện khác nhau: trẻ ăn ít hơn bình thường, ngậm thức ăn trong miệng lâu không chịu nuốt, không chịu ăn một số loại thức ăn như thịt, cá, trứng, sữa hoặc từ chối ăn tất cả các loại thức ăn, chạy trốn khi tới bữa ăn, nghe thấy lanh canh của thìa, bát, hay nhìn thấy thức ăn đó có phản ứng buồn nôn hoặc bố, mẹ cho ăn không chịu ăn nhưng người khác cho ăn lại ăn…
 
 

1. Trẻ biếng ăn do tâm lý
Đây là nguyên nhân dễ gặp nhất. Tình trạng trẻ sợ hãi ăn là kết quả của quá trình các bậc phụ huynh thúc ép, giục trẻ phải ăn hay thậm chí quát mắng, đe dọa trẻ nhồi nhét bắt trẻ ăn gây nên tình trạng áp lực tâm lý cho bé, khiến bé sợ hãi và muốn trốn tránh khi nhắc đến bữa ăn. Việc tạo sức ép khi ăn cho trẻ kéo dài nhiều lần sẽ khiến trẻ có phản xạ sợ hãi nhìn thấy đồ ăn là phản ứng sợ, khóc không muốn ăn.

Thay vì tạo tâm lý lo lắng sợ hãi cho bé, các mẹ hãy tạo niềm hứng thú, thích thú cho trẻ dành cho việc ăn uống với những cách rất đơn giản như: thay đổi thực đơn phong phú với màu sắc sinh động, khuyến khích trẻ tự ăn, cho bé tham gia vào quá trình chuẩn bị đồ ăn và cùng cả nhà dùng bữa, không cho bé ăn vặt trước bữa ăn…
2. Trẻ biếng ăn do bệnh lý
Trẻ mắc các bệnh đặc biệt là  tình trạng rối loạn tiêu hóa. Hệ tiêu hóa của trẻ còn non yếu chưa hoàn thiện nê rất dễ dẫn đến tình trạng rối loạn sự co bóp dạ dày và loạn khuẩn đường ruột kết quả là khiến trẻ buồn nôn, đau bụng, đầy bụng, táo bón hoặc tiêu chảy…Hệ tiêu hóa không hoạt động bình thường ảnh hưởng rất nhiều đến việc ăn uống của trẻ. Cha mẹ cần khắc phục nhanh chóng các triệu chứng trên bằng cách cho trẻ ăn thức mềm, dễ nhai nuốt, dễ tiêu hóa, đồng thời bổ sung thêm men tiêu hóa để cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Ngoài rối loạn tiêu hóa trẻ biếng ăn có thể do mắc các bệnh lý sau:
Suy dinh dưỡng.
Nhiễm ký sinh trùng; nhiễm trùng (viêm mũi, viêm họng, viêm amiđan…) và virus.
Bệnh lý răng miệng (sâu răng, viêm lợi), loạn khuẩn đường ruột.
3. Biếng ăn do sinh lý
Trẻ ăn uống hoàn toàn bình thường rồi đột nhiên một vài ngày sau đó trẻ trở nên biếng ăn ăn ít hơn hẳn. Cha mẹ nếu để ý thấy giai đoạn biếng ăn này trùng hợp với sự phát triển của trẻ như biết lẫy, bò, đi, đứng thì cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm đó chỉ là chính biếng ăn sinh lý tình trạng này chỉ diễn ra trong ít ngày sau đó trẻ sẽ ăn uống trở lại bình thường.
4. Biếng ăn của cha mẹ
Trẻ ăn uống phát triển bình thường nhưng khi thấy so với bé khác cùng lứa tuổi thấy con ít hơn liền nghĩ rằng con mình bị biếng ăn dù trẻ vẫn tăng cân và tăng chiều cao tốt. Tâm lý này của cha mẹ lại hình thành mong muốn con ăn nhiều hơn lượng bé có thể dung nạp thành ra ép con ăn kết quả lại tạo áp lực tâm lý cho bé khiến trẻ biếng ăn thật sự
5. Do thiếu vi chất cần thiết
Theo báo cáo của Viện dinh dưỡng cho thấy trẻ em Việt Nam trong độ tuổi từ 6 tháng đến 12 năm tuổi có tỷ lệ rất lớn thiếu vi chất trầm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng trẻ thiếu vi chất bắt nguồn từ việc cha mẹ thiếu hiểu biết về dinh dưỡng cho con: chất lượng thực phẩm không được đảm bảo, chỉ cho bé ăn một số loại thực phẩm hàng ngày không chịu đổi món, chế biến thực phẩm không đúng cách làm hao hụt lượng vi chất có sẵn…
Để đẩy lùi tình trạng biếng ăn cho bé hết sức chú trọng việc bổ sung các vi chất sau:
Kẽm: là nguyên tố tác động chính đến vị giác tham gia vào quá trình chuyển hóa các tế bào vị giác giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Trẻ thiếu kẽm sẽ dẫn đến việc rối loạn vị giác ăn không thấy ngon miệng. Ngoài ra thiếu kẽm cũng dẫn nguy cơ trẻ suy dinh dưỡng cao hoặc mắc các bệnh về hô hấp.
Lysine: là một trong 12 axit amin thiết yếu của cơ thể, là yếu tố quan trọng trong việc duy trì hệ miễn dịch, phát triển men tiêu hóa, kích thích ăn ngon. Lysine giúp trẻ ăn ngon miệng, thúc đẩy quá trình chuyển hóa và hấp thu tối đa dinh dưỡng. Không chỉ vậy lysine còn giúp hấp thu canxi một cách dễ dàng, ngăn ngừa tình trạng còi xương và giúp trẻ phát triển chiều cao tốt nhất. Việc thiếu hụt chất này có thể khiến trẻ chậm lớn, biếng ăn, dễ thiếu men tiêu hóa và nội tiết tố.
Nhóm vitamin B: bao gồm họ nhà vitamin B: B1, B2, B6… là các vi chất không thể thiếu giúp trẻ tăng cường sức đề kháng, phát triển hệ thân kinh và giúp quá trình trao đổi chất được duy trì.
Lysine và vitamin B đều có trong Nuravit tiện lợi cho việc bổ sung cho bé. Sản phẩm là giải pháp an toàn hiệu quả giúp các ông bố bà mẹ đang đau đầu với chứng biếng ăn của con. Với việc điều chế dạng siro, hương vị thơm ngọt cho bé dễ dàng sử dụng, Nuravit giúp bổ sung các vi chất cần thiết, kích thích tiêu hóa và giúp bé ăn ngon miệng, mang đến cho bé chiều cao và cân nặng tốt nhất.
Tìm ra được nguyên nhân của tình trạng trẻ biếng ăn sẽ giúp mẹ có cách khắc phục hiệu quả nhất cho bé. Chỉ cần quan tâm hơn đến trẻ các mẹ sẽ rất dễ nhận ra lý do nào khiến trẻ biếng ăn.
Để giúp cho trẻ ăn ngon miệng trở lại, cha mẹ các cháu cần phải kiên nhẫn và phối hợp với các bác sĩ Dinh dưỡng, bác sĩ Nhi loại bỏ nguyên nhân gây biếng ăn.
Nên có một chế độ dinh dưỡng và thuốc dành riêng cho trẻ sinh thiếu tháng, thiếu cân.
– Phòng chống bệnh còi xương, bệnh thiếu máu do thiếu sắt ngay từ tháng tuổi thứ 2, liên tục cho đến ít nhất 5 tuổi.
– Trong thời gian điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, cần phải bổ sung đầy đủ các vitamin A, vitamin C, vitamin nhóm B và các chất khoáng như Magiê, kẽm. Đặc biệt là không được lạm dụng kháng sinh.
– Giảm đau trong qúa trình trẻ mọc răng hoặc viêm loét vùng miệng. Thường thường người lớn ít quan tâm đến vấn đề đau khi trẻ mọc răng mà cho đó là điều bình thường, nhưng thực ra khi mọc răng trẻ rất đau, đau phát sốt và không dám ăn vì sợ đau.
– Tập cho trẻ ăn đa dạng nhiều loại thức ăn và luôn thay đổi món ăn, cách chế biến để cho trẻ ăn ngon miệng. Không nên cho trẻ ăn bổ sung quá sớm. Khi trẻ được 6 tháng tuổi mới nên cho trẻ ăn bổ sung. Không nên vì mong con nhanh tăng cân mà ép trẻ ăn quá nhiều.
– Để giải quyết tình trạng biếng ăn bệnh lý, cần phải có sự tư vấn của bác sĩ dinh dưỡng về chế độ ăn cụ thể, phù hợp với từng trẻ, và điều quan trọng là trong bữa ăn phải tạo ra một không khí vui vẻ thoải mái giúp trẻ ăn ngon miệng. Tránh không nên “đè” trẻ ra bắt ăn, không nên mắng mỏ, doạ dẫm mà phải tìm hiểu nguyên nhân biếng ăn ở trẻ để khắc phục.