.Giai đoạn bào thai
Là từ lúc thụ thai đến khi trẻ chào đời, trung bình là 255 đến 285 ngày ( ta thường nói 9 tháng 10 ngày), tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Để trẻ khỏe mạnh thông minh thì mẹ không được mắc bệnh và cần tăng 10 -12 kg trong suốt thời gian mang thai. Nuôi dưỡng trẻ thông qua nuôi dưỡng bà mẹ. Bé khỏe mạnh là bé khi sanh ra cân năng trung bình là 3000gr (2500 -3500gr), dài trung bình 50cm (48 -52cm) và không có dị tật bẩm sinh.
Chế độ dinh dưỡng cho bà mẹ trong giai đoạn này cần như sau:
Mẹ ăn 3 -5 bữa trong một ngày, ăn đủ các nhóm thức ăn. Không kiêng cữ một loại thực phẩm nào.
Từ tháng thứ 6 trở đi nên ăn thêm một bữa hoặc ăn thêm một chén trong một bữa.
Nên ăn nhiều thực phẩm có chất đạm tốt như thịt, cá trứng, sữa( 300ml/ngày)
Uống nhiều nước và ăn nhiều rau xanh tránh táo bón và cung cấp vitamin cho bào thai.
Giai đoạn sơ sinh: từ lúc sinh ra tới khi bé được 30 ngày.
Đặc điểm:
Cân nặng: Trẻ bình thường, mỗi ngày trung bình trẻ tăng 15gram, mỗi tháng trong quý đầu tăng ít nhất là 600gram. Trung bình khi 1 tháng trẻ nặng từ 3500 kg – 4500 kg.
Chiều cao: tăng khoảng 2cm( lúc 1 tháng trẻ cao từ 48 -52 cm)
Hệ tiêu hóa: Niêm mạc đường tiêu hóa chưa hoàn thiện. Chưa có men tiêu bột. Thức ăn duy nhất của bé là sữa mẹ hoặc sữa thay thế. Trẻ biết bú mẹ ngay từ khi sinh ra.
Cách nuôi:
Trẻ có sữa mẹ: Nuôi con bằng sữa mẹ là phương pháp tối ưu cho sự phát triển của trẻ, vì sữa mẹ là chất dinh dưỡng duy nhất thỏa mãn nhu cầu phát triển và phù hợp với sinh lý của cơ thể trẻ.
Cách cho bú:
Bú mẹ ngay sau khi sanh ( 30 phút - 1 giờ ) để tận dụng nguồn sữa non và các chất kháng khuẩn.
Bú mẹ hoàn toàn trong 4 –6 tháng đầu: không cho trẻ uống nước, không rơ lưỡi, không uống nước trái cây.
Một lần bú cho trẻ bú hết một bên bầu vú, lần sau sẽ bú bên kia.
Trẻ không có sữa mẹ: là những trẻ không có mẹ ( con nuôi, mồ côi, mẹ bị bệnh nặng ) hoặc trẻ bị bệnh nặng không thể bú mẹ mà không có mẹ để vắt sữa cho con. Hạn chế tối đa trường hợp này vì sự bất lợi của nuôi con bằng sữa nhân tạo: dễ mắc các bệnh nhiễm khuẩn, dễ bi suy dinh dưỡng, béo phì, dị ứng sữa bò, ngăn cách tình cảm mẹ con, mẹ dễ có thai trỡ lại....
Cách nuôi:
Cách 1: Sữa mẹ vắt ra ly đút cho trẻ uống.
Cách 2: Sữa formula( sữa bột hộp)
Trẻ sơ sinh đủ tháng (cân nặng lúc sinh lớn hơn 2500g):
Dùng sữa công thức I (Guigoz 1, Lactogen 1, Meijy 1, Frisolac H, Enfalac, Dumex 1...), pha đúng theo muỗng lường mỗi loại sữa: 1 muỗng gạt pha với 30ml nước
Số lượng: 150ml/kg/ ngày chia làm 8 bữa
Trẻ sơ sinh non tháng, nhẹ cân (cân nặng lúc sinh dưới 2500kg):
Cho trẻ uống sữa đặc biệt như Frisopré, Neo Similac, Enfalac premature… cách pha theo hướng dẫn từng hộp sữa.
Số lượng: Bắt đầu 60ml/kg/ngày, sau đó mỗi ngày tăng 20ml/kg/ngày cho đến khi đạt 200ml/kg/ngày
Bữa bú : Ít nhất là 8 - 12 lần/ ngày
Không nên cho bú bình, nên đút bằng muỗng hay ăn bằng ly.
Sau bú cho uống 5 - 10ml nước chín
1 tháng cho uống 5 - 10ml nước trái cây
Theo dõi cân nặng của trẻ thường xuyên để điều chỉnh số lượng sữa: Sự tăng cân trung bình của trẻ trong quý đầu là 600gr/ tháng
Tuyệt đối không dùng sữa đặc có đường nuôi trẻ nhỏ.
Giai đoạn nhũ nhi: là giai đoạn từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi.
Sự phát triển:
Cân nặng: Trung bình, 6 tháng trẻ nặng gấp đôi ( khoảng 5-6kg) lúc sinh và đến tháng thứ 12 trẻ nặng gấp 3 ( trung bình từ 8 kg – 12kg)
Chiều cao: mỗi tháng tăng 2 cm. Đến 12 tháng trẻ cao gấp rưỡi lúc sinh ( trung bình trẻ cao từ 74cm – 78cm)
Vòng đầu tăng khoảng 44cm. Tổ chức não trưởng thành bằng 75% so với người lớn ( 900gr)
Lớp mỡ dưới da phát triển nên trông trẻ bụ bẫm.
Hệ tiêu hóa: Hoàn thiện dần và khi 4 tháng bắt đầu có khả năng tiêu hoá được tinh bột và các thực phẩm khác ngoài sữa.
Sau 6 tháng ttrẻ dễ mắc các bệnh nhiễm trùng.
Cách nuôi dưỡng:
Từ 2 tháng đến 4 tháng: chỉ cho trẻ bú mẹ hoặc bú bình (giống như giai đoạn sơ sinh)
Khi trẻ được 4 tháng tuổi, với trẻ bú mẹ thì : nếu trẻ tăng dưới 500gr trong một tháng thì phải cho trẻ tập ăn dặm (bột), nếu trẻ tăng trên 500gr trong một tháng thì vẫn tiếp tục cho bú mẹ đến 6 tháng.
Tiếp tục bú mẹ theo nhu cầu của trẻ, bú càng nhiều càng tốt.
Khi bé được 4 – 6 tháng: Tập ăn dặm bằng bột loãng: Tập ăn từ ít (1 - 2 muỗng bột) đến nhiều (1/3 - 1/2 chén - 1 chén/ ngày); từ lỏng đến đặc ( từ bột 5% đến bột 10%); từ ít chất (bột gạo + một loại thực phẩm khác như trứng hoặc sữa...) đến nhiều chất (bột + đạm: thịt , trứng, sữa, tàu hủ ... + dầu + lá rau xanh ...). Ngay từ tuổi này trẻ cũng đã ăn được xác ( cái ) thức ăn , nếu chỉ cho trẻ ăn nước thì sẽ bị thiếu chất dinh dưỡng ( sắt và Protein). Không nên nêm muối, đường, bột ngọt vào bột của trẻ.
Nếu trẻ nuôi bằng sữa bình thì ngày bú 6 cữ + 2 cữ bột
Đến khi 6 tháng, tất cả các trẻ phải được cho ăn dặm bằng bột đủ 4 nhóm thức ăn (bột + đạm + dầu + rau). Ngày ăn 3-4 bữa bột (hoặc cháo)
Bú mẹ kéo dài đến 2 tuổi
Giai đoạn răng sữa: là giai đoạn từ lúc 1 tuổi tới khi bé được 6 tuổi ( giai đoạn nhà trẻ và mẫu giáo)
Sự phát triển: tốc độ lớn châm hơn giai đoạn trước.
Cân nặng : Mỗi tháng tăng từ 100gram – 150gram, 4 tuổi nặng gấp 3 lúc sinh , đến 6 tuổi cân năng trung bình từ 14 kg -24kg Tỷ lệ mỡ trong cơ thể thấp nhất so với các lứa tuổi nên nhìn trẻ có vẻ gầy ốm
Chiều cao: Mỗi tháng tăng từ 1cm – 1,5cm, 4 tuổi cao gấp đôi lúc sinh , đến 6 tuổi trẻ cao từ 105cm –115 cm
Vòng đầu bằng người lớn( 55cm), tổ chức não trưởng thành bằng 100% người lớn.
Hệ tiêu hóa: Đã hoàn thiện, Trẻ đã mọc đủ 8 răng hàm
Tò mò, hoạt động nhiều, ham học hỏi, thích tự làm việc.
Có những hoạt động giao tiếp, ham chơi hơn ăn
Cách nuôi:
Dưới 2 tuổi: Tiếp tục bú me cho đến khi 2 tuổiï và ăn 5 bữa bột hoặc cháo.
Lớn hơn 2 tuổi: ăn 3 bữa cùng gia đình với ưu tiên các thức ăn giàu chất dinh dưỡng, như 1 chén cơm với thịt, cá,... ,rau xanh với 2 - 3 bữa phụ ( Sữa, yaourt, bánh , cháo , bột )
Mỗi bữa 1 chén bột/ cháo ( dưới 2 tuổi) hoặc cơm ( trên 2 tuổi) phải đủ chất dinh dưỡng
Các bữa ăn cách nhau mỗi 3 giờ
Các thức ăn phải được nấu nhừ nhuyễn để dễ tiêu hóa
Các bữa ăn phải có chén riêng, mẹ nên khuyến khích trẻ ăn
Chỉ nên cho ăn cơm khi trẻ đủ 8 răng hàm ( thường là 24 tháng tuổi)
Trước khi ngủ nên cho trẻ ăn 1 bữa phu ï( sữa mẹ hay sữa công thức)
Hạn chế kẹo, bánh ngọt trước giờ ăn
Trẻ tự xúc ăn với sự hỗ trợ của cha, mẹ
Tiếp tục cho trẻ uống sữa khoảng 300ml sữa/ ngày
Giai đoạn thiếu niên: là giai đoạn từ 7 tuổi đến 10 tuổi, lưá tuổi học đường
Sự phát triển: là giai đoạn học đường trẻ tiếp thu nhanh, nhiều kiến thức, và hoạt động nhiều. Cơ bắp bắt đầu phát triển nhưng vẫn còn thon gầy. Day chằng còn lỏng lẻo dễ bị gù vẹo nếu ngồi không đúng tư thế. Răng vĩnh viễn thay dần răng sữa.
Cân nặng : đến 10 tuổi bé nặng từ 13.8kg – 18.7 kg
Chiều cao: Đến 10 tuổi cao khoảng 104 cm – 110 cm
Dinh dưỡng: Trẻ hay bỏ bữa hoặc ăn quá nhiều, hay ăn quà vặt ( bánh kẹo, nước ngọt
Ngày ăn 3 bữa chính, mỗi bữa 2 chén cơm. Chú ý tới các loại thực phẩm giàu đạm động vật( trứng , sữa, thịt, cá…) và giaù sinh tố ( trái cây, rau xanh..)
Mỗi ngày vẫn cần khoảng 300ml sữa.
Ăn thêm trái cây sau mỗi bữa ăn.
Giai đoạn dậy thì: từ 15 tới 20 tuổi
Sự phát triển: Trẻ vận động nhiều, quan sinh dục bắt đầu phát triển, mỡ dưới da và cơ bắp phát triển tạo hình dáng nam nữ . Chiều cao cũng phát triển nhanh hơn trong những năm đầu cần tranh thủ giai đoạn này để tăng chiều cao của trẻ. Tính tình dễ thay đổi hay co những suy nghĩ bồng bột.
Cách nuôi:
Ăn cùng gia đình với ưu tiên các thực phẩm giàu dinh dưỡng
Tiếp tục uống sữa (sữa tươi, sữa bột nguyên kem, sữa đậu nành ...) 300 - 500ml/ ngày, nếu không uống sữa có thể phải bổ sung thuốc canxi, chú ý tới sự thiếu máu của trẻ để bổ sung viên sắt.
Hạn chế uống nước ngọt.
Trẻ 10 - 12 tuổi: nhu cầu chất dinh dưỡng bằng người lớn.
Trẻ 12-20 tuổi: nhu cầu dinh dưỡng cao hơn người lớn.
Cần khuyến khích trẻ ăn đủ chất dinh dưỡng : đa dạng thực phẩm nhưng cũng cần hạn chế những thức ăn nhanh và thói quen vừa ăn vừa xem TV để tránh béo phì cho trẻ.
Kết luận
Mỗi một lứa tuổi có đặc điểm sinh lý và bệnh lý riêng, nếu áp dụng chế độ chăm sóc và nuôi dưỡng đúng , trẻ sẽ có một sức khoẻ tốt. Để xác định trẻ đã đủ chất dinh dưỡng hay chưa cách tốt nhất là theo dõi cân nặng và khám sức của trẻ mỗi tháng để can thiệp kịp thời, tránh để hậu quả lâu dài.