Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông

Cập nhật:
Lượt xem: 1124
Những bệnh trẻ sơ sinh thường gặp vào mùa đông
 

Bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp: 
Theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp tính ở trẻ em là bệnh phổ biến nhất. Theo báo cáo thống kê hàng năm có khoảng 4 triệu trẻ em dưới 5 tuổi bị tử vong vì nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, chủ yếu là do viêm phổi.

Các bệnh đường hô hấp hay gặp nhất ở trẻ vào mùa Đông Xuân là viêm mũi xuất tiết, viêm họng cấp, viêm VA (Vegetation Adenoide ), viêm amiđan cấp hoặc hốc mủ, viêm xoang… Các triệu chứng thông thường là sốt, chảy nước mũi, ngạt mũi, ho, nhiều đờm…

Nếu các triệu trứng đó không được xử lý kịp thời có nguy cơ mắc hen suyễn, gây bất lợi cho sức khỏe của trẻ như gây thở khó, hạn chế việc ăn uống hoặc bú mẹ, đôi khi có thể làm nhiễm trùng huyết rất nguy hiểm đến tính mạng.

Bệnh tiêu chảy: Có 2 loại là tiêu chảy thường và tiêu chảy cấp.

Bệnh tiêu chảy cấp có thể do vi khuẩn, do vi nấm, do ký sinh trùng hoặc do nhóm virus đường ruột, đặc biệt là virus Rota.

Bệnh tiêu chảy do virus Rota có thể gặp quanh năm nhưng thường gặp nhất vẫn là mùa Đông – Xuân. Bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ dưới 2 tuổi, dễ gây thành dịch, nếu không phát hiện và xử trí kịp thời có thể gây nguy hiểm cho trẻ nhỏ.

Cảm cúm

Cảm cúm là bệnh về đường hô hấp mà trẻ nhỏ hay mắc phải, nhất là vào mùa lạnh. Trẻ em thường bị cảm cúm 6-7 lần trong một năm, trong có khoảng 10-15% trẻ bị cảm cúm nhiều hơn 12 lần/năm. Trong năm đầu tiên đi nhà trẻ, trẻ em có tần suất mắc bệnh cao hơn 50% so với trẻ được chăm sóc tại nhà.

Đây là bệnh lý hô hấp do vi khuẩn, virus gây ra, bệnh rất dễ lây lan. Những triệu chứng đầu tiên của cảm lạnh thường là ngứa họng, sổ mũi, nghẹt mũi và hắt hơi, sau đó là sưng họng, ho, đau đầu, sốt nhẹ, mệt mỏi, đau nhức cơ và chán ăn. Nước mũi của bé sẽ chuyển từ dạng lỏng sang đặc quánh và có màu vàng hoặc xanh.

 Viêm mũi

Viêm mũi ở trẻ xuất hiện sau khi trẻ bị nhiễm lạnh khiến trẻ khó chịu, nghẹt mũi và khó thở. Bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ từ khoảng 6 tháng tuổi đến 7 – 8 tuổi. Đây là tình trạng viêm niêm mạc của hốc mũi và vùng họng mũi, vì khả năng miễn dịch ở trẻ còn kém nên rất dễ bị bệnh. Khi trẻ hít thở không khí đi từ ngoài vào đến phổi, cung cấp ôxy cho cơ thể đồng thời những tác nhân gây bệnh cũng vào theo. Nếu không được điều trị dứt điểm, bệnh tái phát nhiều lần sẽ dẫn đến biến chứng như viêm phổi, viêm tai, viêm tai giữa cấp, viêm xoang cấp…

Hướng dẫn chăm sóc trẻ sơ sinh đúng cách vào mùa đông

Mùa đông là mùa trẻ em dễ bị các bệnh như cảm lạnh, viêm phổi… đặc biệt là trẻ sơ sinh do sức đề kháng của bé chưa hoàn thiện. Để cơ thể các bé được bảo vệ và chống lại những căn bệnh của mùa đông, các bậc cha mẹ cần lưu ý một số điều sau:

Cách giữ ấm cho cơ thể trẻ vào mùa đông

Mùa đông thời tiết giá lạnh, bởi vậy để bảo vệ sức khỏe cho bé, điều quan trọng nhất là phải giữ ấm tốt, nhất là hai bàn chân, ngực, cổ và đầu, tránh ra gió. Về đêm nhiệt độ xuống thấp, việc giữ cho trẻ lại càng trở nên quan trọng hơn.

1. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm vì vậy dễ bị cảm lạnh, ho và sốt. Vào mùa này, cần mặc nhiều áo để giữ ấm cho bé. Bé thường hay ngọ nguậy để cố gắng mở nút gài hay khóa áo. Do vậy bạn phải cài áo cho bé cẩn thận để áo không bị bung ra.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa đông

2. Nếu bạn ủ bé quá kỹ, mồ hôi ra nhiều mà không để ý lau khô, chúng sẽ bị thấm ngược trở lại cơ thể, khiến bé bị lạnh và dẫn đến viêm phổi. Bởi vậy thường xuyên kiểm tra xem bé có bị ra mồ hôi hay không để kịp thời lau khô hoặc thay áo trong cho bé.

3. Đặc biệt trong mùa đông các bạn không nên quấn tã giấy cho bé. Hoặc nếu có quấn tã thì nên chú ý thay tã cho bé thường xuyên để tránh cho cơ thể bé nhiễm lạnh vì tã ướt quá lâu.

4. Trong phòng của bé cũng cần duy trì nhiệt độ 25-28 độ C, cần ấm áp, thoáng nhưng tránh có gió lùa. Có thẻ sử dụng điều hòa, lò sưởi, quạt sưởi, nhưng tuyệt đối không dùng bếp than vì khí CO2 có thể gây độc, ngạt cho bé.

Vệ sinh thân thể trẻ sơ sinh vào mùa đông như thế nào?

Trời mùa đông, các mẹ hay sợ bé lạnh nên thường đóng bỉm cho bé suốt ngày đêm hoặc hạn chế tắm cho bé. Tuy nhiên đây không phải là cách bảo vệ bé hữu hiệu, thậm chí là một sai lầm phổ biến, đáng trách.

1. Với trẻ mới sinh đến 1 tuần tuổi thì việc tắm hàng ngày rất cần thiết, vì lúc này cơ thể trẻ vẫn còn nhiều chất gây bám, nếu không được tắm sạch trẻ dễ bị bít lỗ chân lông, gây viêm nhiễm.

2. Khi tắm cho bé, cần chú ý đóng kín cửa phòng, tránh đặt chậu tắm ở nơi có gió lùa, nếu dùng điều hòa thì nên bật trước đó khoảng 20 phút cho nhiệt độ trong phòng ấm lên.

3. Nhiệt độ nước để tắm cho trẻ bằng với nhiệt độ cơ thể (36-37 độ C). Đối với trẻ trên 10 ngày tuổi trở đi thì không nhất thiết phải tắm hàng ngày, có thể để 3-4 ngày tắm một lần. Thời gian tắm cho bé không quá 10 phút.

Cho bé bú

1. Nên cho bé bú trong phòng kín gió nhưng thoáng đãng, đắp một tấm chăn nhẹ cho cả hai mẹ con khi cho bé bú.
2. Vào mùa đông, bé cần được bú no để sản sinh nhiệt lượng đủ để làm ấm cơ thể nên bạn cần thật lưu ý xem bé có bị “bỏ đói” không. Các bé sơ sinh thường mất khoảng 20 phút cho một lần bú mẹ đủ no, mỗi lần “mút ti” kéo dài khoảng 2 – 3 phút.
3. Nếu bé chỉ bú mẹ khoảng 10 phút rồi nhất quyết không chịu bú tiếp thì bạn cần cân nhắc đến việc cho bé ăn thêm sữa công thức hoặc đổi loại sữa khác nếu như bé đã dùng sữa công thức rồi.

4. Nếu vừa bú chưa bao lâu đã ngủ thì bé thường ngủ không ngon giấc hoặc bị tỉnh giấc giữa chừng. Trong trường hợp này, bạn nên chú ý luyện cho bé ăn ngủ đúng giờ và cho bé bú thêm khi nửa chừng thức dậy.

Giữ da bé luôn khô thoáng

Trong mùa đông, da của trẻ sơ sinh trở nên rất khô. Để làn da của bé mềm mại và không bị phát ban, phải giữ da bé luôn khô thoáng và sạch sẽ. Thay tã liên tục cho trẻ. Dùng phấn rôm trên bộ phận sinh dục và lưng để ngăn ngừa phát ban. Ngoài ra, quần áo ướt có thể gia tăng nguy cơ cảm lạnh và sốt.

Dưỡng ẩm

Da của trẻ sơ sinh thay đổi trong mùa đông. Vì vậy, đừng quên chăm sóc da cho bé. Thoa kem dưỡng ẩm sau khi tắm cho bé. Đừng quên thoa dầu dưỡng trước khi tắm. Dầu sẽ làm mềm da, giữ bé được ấm áp.

Cho bé ở trong nhà

Trong mùa đông, quan trọng là để bé ở trong nhà. Mùa đông không tốt cho sức khỏe của cả bà mẹ mới sinh và em bé. Nếu mẹ uống đồ uống hoặc có cái gì đó lạnh, ngay cả em bé cũng sẽ bị ảnh hưởng (khi cho con bú). Vì vậy, để tránh những vấn đề sức khỏe và chăm sóc cho trẻ sơ sinh, nên ở trong nhà càng nhiều càng tốt trong mùa đông. Nếu muốn, bạn có thể ngồi dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp trong ngày để hấp thụ vitamin D và cũng có thể tiêu diệt vi khuẩn trên da và quần áo.

Hướng dẫn tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách vào mùa đông

Bố mẹ nên tắm trước rồi mới đến trẻ, vì khi bố mẹ tắm sẽ làm cho hơi nước ấm vẫn còn đọng lại trong phòng nên phòng sẽ ấm hơn là cho con tắm trước. Nếu thời tiết lạnh quá, bạn cũng thế thể cho vào nước một ít dầu tràm để cho trẻ ấm hơn.

Nguyên tắc quan trọng khi tắm cho trẻ trong mùa đông là tắm từ dưới lên trên. Bạn rửa chân cho bé đầu tiên, sau đó, tắm dần lên trên. Gội đầu cho bé sau cùng để tránh bé bị lạnh khi đang ướt. Đặt một chiếc khăn mặt to ở trên ngực của em bé và thường xuyên rưới nước ấm lên trên. Hoặc tốt hơn hết là có hai người tắm, một người kì cọ, một người dội nước liên tục vào người trẻ.

Lúc bế con ra thì người kia cầm sẵn khăn ủ loại to chùm vào người bọc kín để thấm nước trên người con, nếu cẩn thận hơn thì lấy một cái khăn khô khác thay cái khăn vừa rồi đã bị ướt để đảm bảo cái khăn kia bị ướt không lạnh ngược lại người trẻ (cái này chủ yếu trong trường hợp trẻ sơ sinh). Nếu bạn chỉ có một mình, hãy để khăn tắm ở cạnh bồn tắm để có thể ngay lập tức quấn cho em bé khi tắm xong. Ôm em bé và dùng khăn lau khô người cho bé.

Khi lau mọi người hay chú ý đến ngực, lưng, mặt nhưng bộ phận rất quan trọng phải lau khô và giữ ấm ngay đó là gan bàn chân. Nếu là trẻ sơ sinh thì một người mặc áo, một người đi tất chân đồng thời một lúc, quần mặc sau cùng.

Một điều cần lưu ý nữa là trước khi tắm cho trẻ, bạn cần chuẩn bị đầy đủ quần áo, tất, bao tay để sẵn trên giường, tốt nhất nên làm ấm trước, để khi tắm xong, trẻ mặc luôn vào không bị lạnh.

Vào mùa đông, tần suất tắm nên giảm xuống để tránh gây kích ứng da của trẻ. Hạn chế thời gian tắm trong khoảng 5 – 10 phút để đảm bảo nước vẫn đủ ấm.