Tác dụng của Canxi đối với sức khỏe con người

Cập nhật:
Lượt xem: 878
Calcium là một trong những khoáng chất phổ biến nhất và thông dụng nhất trong cơ thể con người. Khoảng 99% calcium trong cơ thể có thể tìm thấy trong xương và răng. Calcium không chỉ đóng vai trò thiết yếu cho việc phát triển xương, mà còn có vai trò quan trọng trong việc duy trì hoạt động của cơ bắp, thông máu, phát tín hiệu cho các tế bào thần kinh, và giúp tiết chế một số kích thích tố (hormones).
 
Nguy cơ bị loãng xương một phần là do di truyền, và một phần là do các yếu tố môi trường sống (như ăn uống, vận động cơ thể) cũng như hormones. Tất cả các yếu tố này có liên quan đến lượng chất khoáng và chất lượng xương trong cơ thể con người. Calcium và loãng xương.
 
 Bổ sung calcium có hiệu quả làm giảm tình trạng mất xương ở các phụ nữ sau thời kì mãn kinh. Một nghiên cứu lâm sàng trên các phụ nữ đã mãn kinh ít nhất là 6 năm và họ được cho dùng 500 mg calcium hàng ngày suốt 2 năm cho thấy calcium có khảnăng làm giảm hay ngưng tỉ lệ mất xương tại cột sống, đùi và xương tay. Một nghiên cứu khác theo dõi các phụ nữ với sức khỏe bình thường trong vòng 3 năm cũng cho thấy bổ sung calcium với liêu lượng 1000 mg hàng ngày có hiệu quả làm giảm tình trạng mất xương đùi và làm ngưng mất xương cột sống  Khá nhiều nghiên cứu còn cho thấy bổ sung calcium có hiệu quả làm giảm nguy cơ gãy xương ở các phụ nữ sau thời kì mãn kinh. Một nghiên cứu lâm sàng trên đàn ông và phụ nữ tuổi 65 trở lên kết luận rằng bổ sung calcium 500 mg hàng ngày và 700 IU vitamin D trong vòng 3 năm có hiệu quả làm giảm nguy cơ gãy xương đến 46% (tỉ sốnguy cơ: 0.54; khoảng tin cậy 95%: 0.12–0.77). Một nghiên cứu lâm sàng gần đây cũng ghi nhận rằng trong các phụ nữ cao tuổi, bổ sung calcium với liều lượng 1200 mg hàng ngày và 800 IU vitamin D trong vòng 18 tháng có hiệu quả làm giảm nguy cơ gãy xương đùi khoảng 76% (tỉ số nguy cơ: 0.26; khoảng tin cậy 95%: 0.03–0.44) và giảm nguy cơ gãy các xương ngoài xương cột sống.
 
khoảng 75% (tỉ số nguy cơ: 0.25; khoảng tin cậy 95%: 0.09–0.38) Một nghiên cứu lâm sàng khác trên các phụ nữ sau thời kì mãn kinh, thiếu calcium trong người, và từng bị gãy xương cột sống, sau khi cho bổ sung calcium, các nhà nghiên cứu ghi nhận nguy cơ gãy xương trong các phụ nữ này giảm đến 77% (tỉ sốnguy cơ: 0.23), nhưng vì số lượng đối tượng còn ít cho nên chưa có ý nghĩa thống kê  Trong một phân tích tổng hợp mới công bố gần đây, bổ sung calcium cho phụ nữsau thời kì mãn kinh có hiệu quả giảm nguy cơ gãy xương cột sống khoảng 23% . Bổ
sung calcium còn có thể làm giảm nguy cơ gãy xương tay, xương đùi, xương chậu, v.v… và mức độ hiệu nghiệm tương đương với thuốc risedronate, calcitonin, hay vitamin D.
Hiệu quả của bổ sung calcium đã được nghiên cứu và kết quả cho thấy có thể tăng mật độ xương. Khi dùng calcium với vitamin D hay các thuốc bisphosphonates, ảnh hưởng tích cực của calcium trong việc tăng mật độ xương càng rõ ràng hơn.
 
Nhu cầu calcium trong từng độ tuổi
 

Trong thời gian niên thiếu và trưởng thành, khung xương của cơ thể tăng trưởng nhanh chóng, và calcium rất cần trong giai đoạn này để đáp ứng cho nhu cầu tăng trưởng của bộ xương. Cần nói thêm rằng mật độ xương đạt mức độ tối đa trong độ tuổi từ 20 đến 30, do đó tích tụ calcium trong giai đoạn này là một biện pháp phòng chống loãng
xương về sau rất hữu hiệu 
 
Phụ nữ mang thai và trong thời kì tiết sữa (lactation) rất cần calcium. Trong thời kì mang thai, nhất là vào tháng thứ 6 trở đi, sự cần thiết calcium càng cao để đáp ứng nhu cầu hình thành bộ xương cho thai nhi. Trong thời kì tiết sữa, phụ nữ cần bổ sung calcium để duy trì và sản xuất lượng sữa cần thiết cho con. Trong thời gian mang thai và tiết sữa, phụ nữ thường bị mất khoảng 2 đến 5% mật độ xương trong người, nhưng sau đó lượng xương mất này sẽ được phục hồi . Có nhiều phụ nữ ở các nước đang phát triển có triệu chứng loãng xương, thậm chí gãy nhân có tuổi, và cũng có thể xem là hệ quả của loãng xương. Trong nhiều trường hợp, xương bị gãy nhưng không có biểu hiện gì bề ngoài, và người mắc phải bệnh không hề hay biết. Vì thế, loãng xương còn được gọi là một "căn bệnh âm thầm" (silent disease).
 
Một phần vì đặc tính "âm thầm" này, loãng xương do đó là một căn bệnh rất phổbiến trong cộng đồng, nhất là trong người già. Ở nước ta, một nghiên cứu dịch tễ học cho thấy khoảng 20% phụ nữ trên 60 tuổi có triệu chứng loãng xương
Một trong những nguyên nhân hàng đầu làm cho gãy xương là mật độ xương trong người quá thấp. Mật độ xương (bone mineral density hay BMD) là lượng chất khoáng tính bằng gram trên mỗi cm vuông (g/cm2) của một xương. 
Được quan tâm nhiều nhất là xương cột sống (lumbar spine) và đặc biệt là xương đùi. Mật độxương đùi tăng giảm tùy theo độ tuổi. Trong giai đoạn thiếu niên, mật độ xương tăng rất nhanh và đạt mức độ cao nhất vào độ tuổi từ 20 đến 30. Sau độ tuổi này, mật độ xương bắt đầu suy giảm dần dần. Ở phụ nữ vào độ tuổi 60 mật độ xương chỉ bằng 50% so với mật độ đỉnh vào tuổi “xuân thì”. Chính vì thế mà gãy xương thường hay xảy ra ở các phụnữ sau thời kì mãn kinh. Đàn ông cũng bị gãy xương, nhưng nguy cơ gãy xương ở đàn ông không cao như phụ nữ. Theo các nghiên cứu dịch tễ học trong người da trắng, cứ 2 phụ nữ sống đến tuổi 85 thì có 1 phụ nữ bị gãy xương, và cứ 3 đàn ông sống cùng độ tuổi thì có 1 người sẽ bị gãy xương. Các tần suất này tương đương với tần suất mang bệnh tim và ung thư. Thật vậy, nguy cơ bị gãy xương đùi trong phụ nữ tương đương với nguy cơ bị ung thư vú.
Loãng xương là một căn bệnh phức tạp với nhiều nguyên nhân và yếu tố nguy cơ. Nguy cơ bị loãng xương một phần là do di truyền, và một phần là do các yếu tố môi trường sống (như ăn uống, vận động cơ thể) cũng như hormones. Tất cả các yếu tố này có liên quan đến lượng chất khoáng và chất lượng xương trong cơ thể con người.

St